Theo khoản 1 Điều 28
nghị định này, phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, phạt từ
1 triệu đến 2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa
lên xe ô tô vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe
hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của
xe. Quy định xử phạt nêu trên sẽ được áp dụng từ 1-7-2014.
Tương
tự, đối với vi phạm về không gắn thiết bị định vị trên xe (đối với hình thức
kinh doanh vận tải có quy định phải gắn hộp đen), cả lái xe lẫn chủ xe
đều bị phạt. Quy định hiện hành tại Nghị định 71/2012 chỉ phạt lái xe
với mức phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30
ngày. Tuy nhiên, tại nghị định mới, cá nhân kinh doanh vận tải sử dụng
phương tiện kinh doanh vận tải không gắn hộp đen hoặc có gắn nhưng thiết
bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định sẽ bị phạt từ 3
triệu đến 4 triệu đồng. Mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Trong khi đó,
tài xế điều khiển xe không gắn hộp đen định vị oto, dinh vi xe may hoặc có gắn nhưng hộp đen không
hoạt động thì bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng (không bị tước giấy
phép lái xe).
Đối với việc xử phạt hành vi không
sang tên xe được dư luận quan tâm lâu nay, nghị định mới quy định rõ:
Chủ phương tiện là cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để
chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được
cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là
mô tô, xe máy, các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt từ 100.000 đến
200.000 đồng (mức phạt tương ứng gấp đôi đối với tổ chức). Quy định phạt
này áp dụng từ 1-1-2017. Cùng hành vi này đối với xe ô tô, mức phạt với
cá nhân từ 1 triệu đến 2 triệu đồng và gấp đôi đối với tổ chức, áp dụng
từ 1-1-2015. Như vậy, mức phạt này được giảm rất nhiều so với mức phạt
hiện hành trong Nghị định 71/2012 (đối với xe máy phạt từ 800.000 đến
1,2 triệu đồng; xe ô tô phạt từ 6 triệu đến 10 triệu đồng).
dinh vi xe may, thiet bi dinh vi xe may
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét