Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Gắn hộp đen ô tô xe khách taxi là điều cần thiết

Trên cơ sở pháp lý nào mà Luật đường bộ sữa đổi năm 2008 quy định bắt buộc các xe phục vụ kinh doanh phải gắn thiết bị giám sát, thưa ông? 

Theo điểm b khoản 1 điều 67 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe.

se-gan-hop-den-cho-toan-bo-xe-khach-01
Ông Trần Ngọc Thành, phó vụ trưởng phụ trách vụ vận tải, BGTVT.
Ngoài ra đây còn là biện pháp cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi như “xe dù”, xe chạy quá tốc độ quy định, việc thực hiện thời gian làm việc của lái xe không quá 10 giờ trong một ngày và không được lái quá 4 tiếng đồng hồ liên tục.
Sẽ áp dụng đại trà tức là xe phục vụ kinh doanh là phải gắn thiết bị giám sát hay chia theo lộ trình, thưa ông? 

Theo dự kiến của ban soạn thảo ban đầu buộc các loại phương tiện kinh doanh vận tải khách tuyến cố định có cự ly từ 150 km trở lên, kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt, vận tải hàng hóa bằng container, xe kéo moóc…
Khi nào việc gắn thiết bị giám sát trên các phương tiện giao thông sẽ được tiến hành, thưa ông?
Thời gian áp dụng đối với kinh doanh vận tải khách cự ly trên 300 km áp dụng từ 1/1/2010 và các loại hình còn lại sẽ chính thức áp dụng từ 1/6/2010.

Gắn là một việc, ai là đơn vị giám sát, nếu không lại hóa ra “đánh trống bỏ dùi”?
Trên thực tế, thiết bị được coi là “hộp đen” dành cho xe khách đã xuất hiện từ nhiều năm nay tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thậm chí, tại một số quốc gia như Nhật Bản, Thuỵ Điển những phương tiện kinh doanh vận tải hành khách dưới sự quản lý của các tập đoàn tư nhân đều phải đăng ký với Nhà nước để được trang bị “hộp đen”.
Thiết bị giám sát hành trình bắt buộc phải gắn trên các phương tiện kinh doanh vận tải, trước hết đó là tài sản của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quản lý. Doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc phải cung cấp định kỳ cũng như đột xuất cho cơ quan có thẩm quyền.
Trước khi tiến hành gắn thiết bị giám sát hành trình ngành giao thông vận tải, đã có thí điểm nào chưa thưa ông?
Trong thời gian qua, mặc dù chưa có trong quy định của Luật nhưng xuất phát từ yêu cầu quản lý, một số doanh nghiệp vận tải đã tự trang bị thiết bị giám sát hành trình gắn trên các xe vận tải khách.
Thực tế cho thấy nhờ gắn thiết bị này mà các doanh nghiệp đã giám sát chặt chẽ hơn, chỉ cần một máy tính xách tay, đường truyền Intenet là doanh nghiệp nắm được các thông tin của từng xe.
Ngoài ra chúng tôi cũng đã tổ chức một bộ phận các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá thực tế từ các doanh nghiệp như Mai Linh, Hoàng Long, Tân Đạt… đã sử dụng thiết bị này từ cuối năm 2007 đầu 2008 và đến nay vẫn được tiếp tục để đề xuất phương án quản lý có hiệu quả.

Giá trị không thể đong đếm bằng tiền

Nhiềuý kiến cho rằng “đổ không ít tiền của vào nhưng lại không thu được hiệu quả”, ông đánh giá ý kiến trên như thế nào?

Tôi không nghĩ như vậy. Số tiền bỏ ra mua thiết bị ai cũng thấy nhưng hiệu quả mà nó đem lại đối với công tác quản lý nhà nước, hiệu quả đối với quá trình sản xuất kinh doanh thì không phải ai cũng nhìn thấy vì nó không được lượng hóa thành tiền.

se-gan-hop-den-cho-toan-bo-xe-khach-02
Những hãng xe lớn như Mai Linh việc gắn thiết bị giám sát được triển khai từ năm đầu năm 2008. 
Kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật giao thông đường bộ, việc lắp thiết bị giám sát hành trình là quy định đồng bộ giữa yêu cầu quản lý các quy định của luật và điều kiện giám sát, sử dụng đối với việc thực thi các quy định của luật giao thông đường bộ.

Theo ông thì có khoảng bao nhiêu xe phải gắn thiết bị giám sát này?


Như tôi đã nói ở trên rồi đó, chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải báo cáo chính phủ cho phép thực hiện gắn thiết bị theo một lộ trình cụ thể. Kết quả cuối cùng sẽ là toàn bộ xe kinh doanh vận tải sẽ phải gắn theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Số lượng xe cụ thể tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng của phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Chính phủ.

Cũng còn nhiều ý kiến cho rằng: “Thiết bị giám sát trên thị trường thì nhiều, nhưng nó vẫn chưa được kiểm định bới một tổ chức, đơn vị nào”. Cái này ban soạn thảo đã tính đến chưa thưa ông?

Chúng tôi cũng đã tính đến vấn đề này, các thiết bị giám sát hành trình sẽ được quản lý theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật.

Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền về quản lý chất lượng hàng hóa, quản lý tần số vô tuyến, kiếm soát giao thông để xây dựng một cơ chế quản lý thống nhất.

xem thêm về thiết bị định vị ô tô xe máy : http://vgl.com.vn/san-pham/70.Dinh-vi-xe-may-PT03.html

Xin cảm ơn ông!
(Theo VTC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét