ANTĐ - Taxi phải gắn thiết bị giám sát hành trình,
có đồng hồ in hóa đơn tính cước, phải có niên hạn sử dụng. Quy mô đơn
vị kinh doanh cũng được siết chặt, tránh tình trạng manh mún, hợp tác xã
vận tải, doanh nghiệp chỉ có một vài xe ô tô cũng được hoạt động…
Doanh nghiệp có nhiều xe gây TNGT nghiêm trọng sẽ bị thu hồi giấy phép
Thêm nhiều quy định mớiMặc dù Nghị định 91 và Nghị định 93 sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực thi hành từ năm 2012, cũng như Thông tư 18 về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô vừa có hiệu lực vào 8-2013 nhưng Bộ GTVT đang tiếp tục soạn thảo Nghị định và Thông tư để thay thế những văn bản này nhằm siết chặt hơn nữa hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng ô tô và taxi.
Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 91 đang được Bộ GTVT lấy ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương quy định, cước taxi tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào số kilomet xe lăn bánh và thời gian chờ đợi. Từ 1-7-2016, taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách. Dự thảo quy định taxi hoạt động tại khu vực đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP.HCM có niên hạn sử dụng không quá 8 năm và không quá 12 năm tại các địa phương khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải khách bằng taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó. Dự kiến, từ 1-1-2016, doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có số xe tối thiểu là 10 chiếc; riêng đối với đô thị loại đặc biệt, phải có số xe tối thiểu là 50 chiếc. Để bảo đảm việc giám sát hoạt động, ngăn ngừa taxi dù, dự thảo đề xuất trước ngày 1-7-2015 bắt buộc tất cả taxi phải lắp thiết bị giám sát hành trình (thiet bi dinh vi oto, thiet bi dinh vi xe may).
Khắc phục tình trạng xe cũ nát
Việc kinh doanh vận tải khách bằng ô tô cũng được quản lý, siết chặt hơn. Cụ thể, ô tô được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng. Xe chạy cự ly trên 300 km, “tuổi thọ” không quá 15 năm; cự ly từ 300 km trở xuống thì không quá 20 năm đối với ô tô sản xuất để chở người và không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước 1-1-2002 từ các loại xe khác để chở khách.
Ngay cả việc doanh nghiệp vận tải muốn dừng hoặc giảm tần suất khai thác trên tuyến cũng không được tùy tiện mà phải có thông báo tới cơ quan chức năng trước 15 ngày. Từ 1-7-2016, doanh nghiệp, hợp tác xã phải có số lượng phương tiện tối thiểu đáp ứng quy định. Cụ thể, đối với doanh nghiệp hoạt động vận tải khách cự ly trên 300km, đặt tại các TP trực thuộc Trung ương phải có tối thiểu 20 xe, ở các địa phương khác tối thiểu 10 xe. Doanh nghiệp nào không đáp ứng điều kiện tối thiểu này chỉ được hoạt động vận tải khách với cự ly dưới 300km.
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi này, hầu hết các Bộ, ngành địa phương đều có trách nhiệm trong việc quản lý kinh doanh vận tải bằng ô tô, từ Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ KH-CN… Ngoài việc kết hợp nhiều Bộ - ngành cùng có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng vận tải hàng hóa, hành khách, dự thảo còn đưa ra nhiều khung chế tài. Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu trong 1 năm có trên 50% số xe hoạt động trên tuyến mà lái xe vi phạm luật gây ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng; thu hồi giấy phép kinh doanh từ 1-3 tháng khi có trên 20% số phương tiện bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu xe kinh doanh vận tải trong 3 tháng liên tục hoặc trên 20% số xe kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về chở quá tải trọng quy định...
Dự kiến, cả Nghị định và Thông tư sửa đổi, thay thế sẽ được ban hành trong năm 2014. Về lần sửa đổi này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đã bày tỏ quan điểm đồng tình. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam bày tỏ: “Những bất cập trong quản lý hoạt động của taxi, ô tô khách sẽ được khắc phục rất nhiều nếu Nghị định này được Chính phủ thông qua”. Trong khi đó, một trong những điều gây bức xúc dư luận thời gian qua là ô tô cũ chở khách có thể chạy “dọc đất nước”, qua trung tâm của các đô thị lớn để đón trả khách thì theo ông Nguyễn Văn Thanh, dự thảo Nghị định lần này sẽ khắc phục.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vận tải, Hiệp hội ngành nghề vận tải bày tỏ băn khoăn về Nghị định cũng như Thông tư sửa đổi lần này. Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội đã từng thẳng thắn bày tỏ: “Chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước thay đổi chóng mặt khiến doanh nghiệp vận tải không theo kịp. Bởi vậy, mỗi chính sách ban ra cần lấy ý kiến rộng rãi của các đơn vị, Bộ, ngành và có tiếng nói của doanh nghiệp vận tải, để chính sách sát cuộc sống và dài hơi hơn”.
xem thêm : thiet bi dinh vi xe hoi, cam bien tai trong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét