Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Gỉam tai nạn giao thông với thiết bị giám sát hành trình

Chương trình tọa đàm thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về việc tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải khách qua thiết bị giám sát hành trình để kiềm chế TNGT, đặc biệt là tai nạn nghiêm trọng do xe khách gây ra.

Buổi Tọa đàm và giao lưu trực tuyến: "Tích hợp dữ liệu thiết bị GSHT nhằm giảm thiểu TNGT" tổ chức lúc 14h chiều 16/8, tại trụ sở Báo Giao thông, số 18 -  Phạm Hùng . 



Nội dung của buổi Tọa đàm giao lưu trực tuyến tập trung làm rõ các nội dung: Lợi ích của việc quản lý, giám sát vận tải bằng thiết bị GSHT và việc tích hợp dữ liệu thiết bị GSHT đối với công tác quản lý vận tải và bảo đảm trật tự ATGT. Đồng thời, để độc giả, doanh nghiệp vận tải, lái xe hiểu rõ cách thức tích hợp và những quy định việc quản lý và khai thác dữ liệu từ thiết bị GSHT định vị oto, dinh vi xe may như thế nào? Giải pháp nâng cao hiệu quả việc tích hợp dữ liệu thiết bị GSHT để chấn chỉnh hoạt động vận tải và giảm thiểu TNGT.


Thành phần khách mời tham gia buổi tọa đàm, gồm có: Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia; Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN; Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra, Bộ GTVT; Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT; Ông Đỗ Quốc Phong - Chuyên viên Vụ Vận tải, Bộ GTVT; Ông Đỗ Công Thủy - Chuyên viên vụ Vận tải - Pháp chế (Tổng cục Đường bộ); Ông Nguyễn Hoàng Giáp - Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội;  Ông Đào Thanh Anh - Chủ tịch Công ty Bình Anh; Ông Tạ Công Thuận - Giám đốc Công ty TNHH thương mại và điện tử Vinh Hiển; Ông Lê Anh Vũ - Phó Giám đốc Công ty VietMap.


Tình hình trật tự ATGT từ đầu năm đến nay có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, còn nổi lên hiện tượng vi phạm của các phương tiện kinh doanh vận tải (khách và container) đã gây ra nhiều vụ TNGT thảm khốc. Xin Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá cụ thể hơn về thực trạng này? Và một số giải pháp trọng tâm để khắc phục, chấn chỉnh trật tự ATGT thời gian tới?

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia:  7 tháng đầu năm, TNGT có diễn biến phức tạp, các vụ TNGT nghiêm trọng tăng. Chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp, nhưng TNGT liên quan đến xe container tăng rất cao. Nhưng từ đầu tháng 6 đến nay, đã giảm TNGT nghiêm trọng, giảm 18 người chết do TNGT.


TNGT đặc biệt nghiêm trọng có nhiều lý do, và lý do chủ yếu là do người điều khiển phương tiện, các vụ TNGT nghiêm trọng liên quan đến hạ tầng không nhiều. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định, lỗi thì do người điều khiển phương tiện nhưng trong đó có lỗi của cơ quan quản lý nhà nước.


Việc xử phạt lỗi vi phạm về thiết bị GSHT đã lùi một năm, cơ quan báo chí đã phản ánh nhiều. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để phương tiện phải lắp đầy đủ thiết bị GSHT, thứ hai là các thiết bị phải đáp ứng được 6 tiêu chí cơ bản (tốc độ, giờ mở cửa, thiết bị kiểm tra, thông tin về người lái, lái xe) và tích hợp được để các cơ quan quản lý có thể sử dụng, quản lý.


Thực tế doanh nghiệp vận tải nào cũng muốn an toàn, một vụ tai nạn xảy ra có khi thiệt hại hàng tỷ đồng. Vì vậy, nếu cơ quan quản lý nhà nước không sử dụng được thì chắc chắn tình trạng vi phạm tốc độ, quá số người qui định, lái xe quá thời gian qui định vẫn sẽ xảy ra.


Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT
Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT

Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT: Thời gian qua, TNGT liên quan đến xe container xảy ra nhiều có trách nhiệm của hai phía. Một là các doanh nghiệp vận tải chưa quản lý các lái xe, khiến lái xe vì sức ép doanh thu đã chạy nhanh, chạy ẩu, tranh giành khách, bến bãi...


Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự làm tròn trách nhiệm để phát hiện các sai phạm, để chấn chỉnh kịp thời vi phạm. Việc xử lý còn nương nhẹ, đâu đó còn bỏ qua vi phạm.

Chúng tôi cho rằng, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật thì cần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm người thực thi công vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước thì mới làm chuyển biến được tình hình trật tự ATGT hiện nay.


Lắp đặt thiết bị GSHT là giải pháp quan trọng quản lý hoạt động phương tiện giao thông nhằm giảm  thiểu TNGT. Nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị với chủng loại, tính năng kỹ thuật và phần mềm quản lý thông tin khác nhau. Vậy khắc phục vấn đề này thế nào để khai thác được dự liệu từ thiết bị GSHT của tất cả phương tiện đã lắp đặt?


Ông Đỗ Quốc  Phong - Vụ Vận tải, Bộ GTVT
Ông Đỗ Quốc Phong - Vụ Vận tải, Bộ GTVT

Ông Đỗ Quốc  Phong - Vụ Vận tải, Bộ GTVT: Hiện nay trên cả nước có 52 nhà cung cấp thiết bị GSHT. Sau 3 đợt thanh tra đã tiến thu hồi 8 đơn vị, nay còn 44 nhà cung cấp. Mẫu thiết bị GSHT hiện tại có 65 mẫu.

Mục tiêu chúng ta đặt ra là có nhiều chủng loại, mẫu thiết bị khác nhau. Đối với vấn đề về cung cấp thiết bị: Khi Bộ GTVT quy định mẫu do Viện đo lường chất lượng VN, Bộ đã tiến hành kiểm tra trung tâm 3. Khi tiến hành hợp quy, tính năng kỹ thuật phải đảm bảo. Tuy nhiên, hợp quy theo mẫu,  theo lô, 1 lô là bao nhiêu chiếc, sản xuất lắp ráp trong nước hợp quy theo mẫu. Tính năng thiết bị GSHT phải gồm 6 thông tin bắt buộc, đối với TBGSHT phải lưu trữ thông tin.


Vậy để khắc phục vấn đề này như thế nào khi lắp trên phương tiện: Do có nhiều nhà cung cấp khác nhau, phải khắc phục từ nhiều phía mới có thể thành công. Ví dụ thái độ hợp tác của lái xe, lái xe phối hợp tốt, làm việc tốt cho nhà quản lý, lái xe đồng tình vị trí lắp thiết bị, ngoài ra sẽ phải có quy định vị trí lắp thiết bị cụ thể.

Việc khắc phục phải bắt đầu  từ phía đơn vị vận tải, trước đây khoán việc lắp đặt TBGSHT cho nhà xe nên có khi 1 đơn vị vận tải lắp nhiều loại thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau. Việc này khó quản lý acount, mật khẩu cho người quản lý hoặc chính nhà xe quản lý. Qua công tác thanh tra kiểm tra, việc nâng cao nhận thức cho DN  kinh doanh vận tải và người lái rất quan trọng.


Ngoài ra, nhà cung cấp sau khi được lựa chọn mẫu, có hiện tượng xảy ra như: Có một số nhà cung cấp thiết bị, khi thu hồi rồi vẫn phải thực hiện hết nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng như bổ sung phần thiếu của thiết bị. Do đó, nhà cung cấp phải có trách nhiệm đến cùng với thiết bị của mình.


Việc khắc phục phải bắt đầu  từ phía đơn vị vận tải, trước đây khoán việc lắp đặt TBGSHT cho nhà xe nên có khi 1 đơn vị vận tải lắp nhiều loại thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau. Việc này khó quản lý acount, mật khẩu cho người quản lý hoặc chính nhà xe quản lý. Qua công tác thanh tra kiểm tra, việc nâng cao nhận thức cho DN  kinh doanh vận tải và người lái rất quan trọng.


Ngoài ra, nhà cung cấp sau khi được lựa chọn mẫu, có hiện tượng xảy ra như: Có một số nhà cung cấp thiết bị, khi thu hồi rồi vẫn phải thực hiện hết nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng như bổ sung phần thiếu của thiết bị. Do đó, nhà cung cấp phải có trách nhiệm đến cùng với thiết bị của mình.


Yếu tố nữa là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương (Sở GTVT), căn cứ vào kết quả thanh tra và địa phương báo cáo về, việc quản lý thiết bị giám sát hành trình ở một số tỉnh chưa quyết liệt, chưa thường xuyên liên tục. Thông tư 14 có quy định việc Sở GTVT hàng năm phải trích xuất, theo dõi báo cáo Tổng cục Đường bộ để Tổng cục báo cáo Bộ. Do việc này chưa chặt chẽ nên một số phương tiện vẫn vượt quá tốc độ cho phép. Khi trích xuất thí điểm, tại Thanh Hóa, 15 ngày, nhiều phương tiện vượt 900 lần tốc độ. Do đó, Tổng cục ĐBVN sẽ phải quản lý chặt chẽ hơn những nội dung còn thiếu, hạn chế mọi tồn tại.


Những vi phạm được phát hiện qua đợt cao điểm kiểm tra xử lý thiết bị GSHT vừa qua?

Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT
Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT

Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT: Thanh tra Bộ đã thông báo kiểm tra tại 8 tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy đa số các tỉnh xem nhẹ, buông lỏng quản lý vận tải, có rất nhiều doanh nghiệp không có tổ theo dõi ATGT.


Kết quả kiểm tra cho thấy, có tới 50 – 60% phương tiện, doanh nghiệp vi phạm. Lỗi chính vi phạm là tốc độ, thứ hai là có thiết bị nhưng không trích xuất được thông tin. Theo quy định, với những vi phạm tốc độ có thể thu giấy phép hoạt động, thì 80 – 90% các doanh nghiệp kiểm tra đều vi phạm, nếu thu giấy phép hoạt động thì gần như toàn bộ hoạt động vận tải sẽ bị ảnh hưởng, do đó, tháng đầu tiến hành kiểm tra, chúng tôi chỉ tuyên truyền, nhắc nhở là chính để các địa phương, doanh nghiệp thấy được lỗ hổng mà cần chấn chỉnh được.


Chúng tôi đã yêu cầu các tỉnh thành lập các tổ công tác liên ngành để rà soát và kiểm tra tất cả các DN vận tải về vấn đề thiết bị GSHT. Tháng 7, chúng tôi đã kiểm tra 143 cuộc, phát hiện 1.528 phương tiện vi phạm, phạt hơn 1 tỷ đồng. Một tháng kiểm tra vừa rồi đã có tác động tới ý thức của địa phương, doanh nghiệp, lái xe, để công tác quản lý về ATGT được chú trọng hơn, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của việc lắp hộp đen.


Tuy nhiên ở phía Nam có 60 – 70% DN không có bộ phận điều hành ATGT vì họ chủ yếu là các HTX, hoạt động lỏng lẻo. Thời gian tới, việc quản lý nhà nước cần được tăng cường, kiểm tra đối với yêu cầu này.


Quan điểm của doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT về việc tích hợp dữ liệu thiết bị GSHT?

Ông Lê Anh Vũ - Phó Giám đốc Công ty VietMap
Ông Lê Anh Vũ - Phó Giám đốc Công ty VietMap

Ông Lê Anh Vũ - Phó Giám đốc Công ty VietMap: Quan điểm của tôi là ủng hộ việc tích hợp dữ liệu về một Trung tâm, có như thế cơ quan chức năng mới có thể  quản lý. Tuy nhiên, về tần suất truyền dữ liệu, các cơ quan quản lý Nhà nước nên cân nhắc xem ở mức bao nhiêu là phù hợp.


Ông Tạ Công Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Điện tử Vinh Hiển: Là một trong những doanh nghiệp tham gia xây dựng thí điểm Trung tâm tích hợp dữ liệu TBGSHT. Chúng tôi đã tích hợp dữ liệu theo yêu cầu của Thông tư 08 đã ban hành. Trên thực tế, có những dữ liệu bị nhiễu loạn nên ở khía cạnh là nhà cung cấp thiết bị, tôi ủng hộ việc đo tốc độ phải có thời gian trong 30 giây.

Ông Đào Thanh Anh - Chủ tịch Công ty Điện tử Bình Anh: Tôi cũng đồng ý việc đo tốc độ trung bình trong 30 giây để có thể loại trừ khả năng dữ liệu bị nhiễu loạn.

Mỗi doanh nghiệp một chủng loại thiết bị, khi tích hợp, quan điểm của doanh nghiệp vận tải như thế nào?


Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN: Hiện, các doanh nghiệp vận tải đã nhận thức ra việc TBGSHT có tác dụng tốt với hoạt động của chính mình. Nhất là doanh nghiệp vận tải chung. Phải có thiết bị này mới quản lý được lái xe. Từ việc quản lý của doanh nghiệp vận tải  nâng lên, do vậy  việc quản lý nhà nước cũng cần sửa đổi nhiều cho phù hợp.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Sở, Thanh tra... không phải ai cũng yêu cầu doanh nghiệp trích xuất dữ liệu được. Hiện nay, chúng ta cần dùng từ chuẩn cho thiết bị này. Thiết bị giám sát hành trình là đúng, chuẩn. Không thể coi thiết bị này là hộp đen vì nó không thể cung cấp toàn bộ thông tin. Quan điểm của Hiệp hội là sửa Nghị định 91 theo hướng: Phải  thường xuyên truyền dữ liệu về cho một cơ quan quản lý nhà nước nào đó để kiểm tra, giám sát.

Hiện có 44 nhà cung cấp TBGSHT, 65 mẫu thiết bị khác nhau, vậy làm thế nào để truyền toàn bộ dữ liệu này về để có thể phân tích và kiểm tra giám sát được? Bên cạnh đó, việc truyền về sẽ tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp là lại làm khó cho doanh nghiệp.Bản thân tôi rất  đồng tình với việc truyền dữ liệu về trung tâm xử lý dữ liệu  nhưng cần phải sửa văn bản, có thông tư quy định cụ thể.

Quan điểm của Sở GTVT địa phương về việc tích hợp dữ liệu thiết bị giám sát hành trình?

Ông Nguyễn Hoàng Giáp -  Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội
Ông Nguyễn Hoàng Giáp - Chánh Thanh tra Sở GTVT HN

Ông Nguyễn Hoàng Giáp - Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Việc lắp đặt và khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, chúng ta đang thực hiện ở bước giúp doanh nghiệp tự chấn chỉnh. Giai đoạn 2, giúp quản lý nhà nước sử dụng dữ liệu này để phục vụ quản lý vận tải.

Để giai đoạn 2 triển khai được thực hiện hiệu quả, tôi  cho rằng cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xử lý thêm những vấn đề liên quan đến kỹ thuật của thiết bị.

Thực tiễn đi kiểm tra, chúng tôi gặp rất nhiều phản ứng của doanh nghiệp. Nhiều trường hợp bị oan sai do thiết bị không tương thích. Phổ biến nhất là các trường hợp kiểm tra tại xe thì không trích xuất được nhưng về doanh nghiệp lại trích xuất được. Lỗi ở đây không phải do lái xe, không phải do doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với các trường hợp này chúng tôi vẫn phải xử lý vì luật quy định lắp đặt mà không trích xuất được dữ liệu thì cũng bị phạt.
Cơ quan nào sẽ tiếp nhận và quản lý dữ liệu tập trung?

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: 48.000 xe đang trong diện quản lý cần tích hợp dữ liệu thế nào, truyền về ra sao, là câu chuyện còn cần phải bàn. Bởi có vì các thiết bị GSHT có định dạng các số liệu khác nhau. Có “ông” 3 giây gửi về một lần, có “ông” 5 giây về một lần. Làm sao để 48.000 thiết bị truyền về có định dạng thống nhất. Việc tích hợp lại cần phải giải quyết thế nào. Ở đây không phải lỗi của ai nhưng phải giải quyết.

Thế nào là vi phạm tốc độ? Doanh nghiệp có xu hướng công khai với lái xe nhưng muốn giấu với cơ quan quản lý nhà nước. Trong cùng một thiết bị nhưng lại có hai mục đích sử dụng khác nhau. Nhu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp luôn khác nhau.

Ủy ban ATGT Quốc gia đã thí điểm về xử lý vi phạm tốc độ thông qua thiết bị GSHT. Chúng tôi dự kiến sẽ công khai tốc độ lái xe trong tháng 8 nhưng chưa làm được chỉ vì một lý do duy nhất là thông tin từ doanh nghiệp gửi về gần như không có xe vi phạm tốc độ. Vì khi xe chạy quá tốc độ trong vòng dưới 1 phút thì không được thể hiện tốc độ trong hộp đen, trong khi CSGT bắn tốc độ tức thời. Trong khi đó, Đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ kiểm tra vẫn phát hiện hàng ngàn vi phạm.

Hiện nay đang có qui định, doanh nghiệp sẽ lập danh sách xử lý vi phạm tốc độ gửi về cơ quan quản lý để xử lý. Nhưng thực tế, chẳng doanh nghiệp nào lại tự làm việc đó cả.

Cái cần giải quyết là định dạng dữ liệu, cách thức gửi thông tin này về. Như quy định 10 giây gửi về 1 lần, kèm với vị trí xe ở tọa độ nào, ở đó tốc độ đường quy định là bao nhiêu...

Theo Thông tư 18 mà Bộ GTVT mới ban hành, quy định doanh nghiệp phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy nhập, phần mềm quản lý, phải gửi thông tin bắt buộc về thiết bị giám sát hành trình cho cơ quan quản lý Nhà nước. Đến tháng 10, doanh nghiệp nào không gửi về thì không cấp phù hiệu.

Vấn đề là cần tính toán làm sao thông tin gửi về phải chuẩn. Chúng ta lắp đặt thiết bị GSHT với mục đích giai đoạn 1, doanh nghiệp tự quản lý, giai đoạn 2, cơ quan nhà nước quản lý. Hiện chúng ta đang triển khai giai đoạn 2, nên cơ quan quản lý phải tăng cường quản lý dữ liệu hộp đen. Việc dữ liệu truyền về cần phải hiểu là kho dữ liệu chung của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước như Tổng cục Đường bộ, Ủy ban ATGT Quốc gia, Thanh tra Bộ, Sở GTVT... khi nhu cầu kiêm tra, truy cập phải được quyền truy cập để giám sát.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT: Số liệu thanh tra công bố hiện nay chưa tính thời gian vi phạm tốc độ mà chỉ theo ngày. Nếu vi phạm 20% thì sẽ bị rút giấy phép. Nếu doanh nghiệp có 10 xe mà có 2 xe vi phạm thì rất nhiều doanh nghiệp vi phạm.
Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT: Chúng ta đang áp dụng theo qui định quản lý vận tải, chỉ xử phạt hành vi chưa lắp thiết bị GSHT, chưa xử phạt theo các dữ liệu trích xuất từ thiết bị GSHT.Còn các qui định về quản lý vận tải thì đã có chế tài trong quản lý.
Việc tích hợp dữ liệu của thiết bị GSHT tại trung tâm dữ liệu còn khó khăn, vướng mắc gì?

​Ông Đỗ Công Thủy - Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ
​Ông Đỗ Công Thủy - Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ

Ông Đỗ Công Thủy - Vụ Vận tải - Pháp chế, Tổng cục Đường bộ VN: Trong thời gian qua, Tổng cục ĐBVN được Bộ giao nhiệm vụ xây dựng thí điểm Trung tâm quản lý, khai thác dữ liệu từ thiết bị GSHT. Trong quá trình thí điểm, đã có 13 đơn vị cung cấp thiết bị GSHT truyền dữ liệu của trên 35 nghìn phương tiện, việc truyền dữ liệu được thực hiện theo giao thức truyền tập tin FTP, kết quả đạt được cho thấy tính khả thi của việc truyền dữ liệu theo giao thức FTP đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu và tốc độ truyền dữ liệu. Đến nay, Tổng cục đã có báo cáo Bộ về kết quả thực hiện giai đoạn thí điểm, sau khi có chỉ đạo của Bộ, Tổng cục sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Trung tâm này.

Trong quá trình xây dựng thí điểm Trung tâm có một số khó khăn nhất định như: dữ liệu về quá tốc độ, trong thực tế tốc độ đo từ thiết bị GSHT có sai số nhất định và có thể có sai số lớn khi việc thu nhận sóng tín hiệu GPS của thiết bị yếu, trong khi đó theo QCVN 31 thì thiết bị GSHT phải ghi nhận số lỗi xe chạy quá tốc độ tối đa liên tục 30 giây nhằm mục đích đảm bảo tính chất tin cậy của việc ghi nhận vi phạm quá tốc độ; dữ liệu về biển số xe và tên đơn vị vận tải chưa được truyền đầy đủ, nguyên nhân do các nhà cung cấp dịch vụ GSHT chưa có thông tin đầy đủ, đa số các đơn vị cung cấp thiết bị bán hàng thông qua đại lý nên không nắm được dữ liệu về xe thuộc đơn vị vận tải nào.

Dữ liệu về tên lái xe cũng chưa được cập nhật đầy đủ, do hiện tại chỉ yêu cầu thiết bị có khả năng ghi nhận tên lái xe mà không đề xuất cách thức thực hiện thay đổi tên lái xe như thế nào, vì vậy việc cập nhật tên lái xe lên thiết bị hiện tại gặp rất nhiều khó khăn.

Một khó khăn nữa, một số đơn vị cung cấp dịch vụ GSHT chưa thực hiện truyền đầy đủ các thông tin quy định về máy chủ của Tổng cục ĐBVN.

Để khắc phục một số khó khăn trên, trong thời gian tới Tổng cục ĐBVN sẽ thiết kế cửa số trên phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu tại máy chủ của Tổng cục cho phép cập nhật lại từng biển số xe tương ứng với từng đơn vị vận tải, từng loại hình kinh doanh trên địa bàn Sở GTVT quản lý. Khi đưa vào sử dụng chính thức, Tổng cục sẽ cung cấp tài khoản để các Sở GTVT rà soát và cập nhật đúng biển số xe thuộc các đơn vị vận tải, loại hình kinh doanh đã cấp phù hiệu. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung QCVN 31:2011/BGTVT cho phù hợp với thực tế để khai thác, sử dụng có hiệu quả dữ liệu từ thiết bị GSHT phục vụ công tác quản lý hoạt động vận tải nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông...

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhiều sản phẩm thiết bị GSHT, với nhiều tính năng kỹ thuật và phần mềm vận hành khác nhau. Vậy khi tích hợp dữ liệu có khó khăn gì không? Việc tích hợp dữ liệu có gây khó cho doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT không?

Ông Đào Thanh Anh - Chủ tịch Công ty Điện tử Bình Anh
Ông Đào Thanh Anh - Chủ tịch Công ty Điện tử Bình Anh

Ông Đào Thanh Anh - Chủ tịch Công ty Điện tử Bình Anh: Hiện nay, Bộ GTVT chưa có chuẩn truyền dữ liệu từ máy chủ nhà cung cấp dịch vụ GSHT hoặc doanh nghiệp vận tải mà chỉ thông qua đề án thí điểm về tích hợp dữ liệu GSHT của Tổng cục Đường bộ VN.

Kết quả ban đầu cho thấy có khả năng thu nhận được 5 thông số theo nghị định 91. Tuy nhiên, còn một số bất cập như tính trung thực của dữ liệu gửi về, tính đồng nhất của dữ liệu.... Tổng cục Đường bộ VN và nhóm thực hiện đề án đang nghiên cứu giải pháp chống gian lận dữ liệu.

 Ngoài ra, còn phải kể đến việc một số sản phẩm không tuân theo quy chuẩn QC31 về báo cáo vi phạm tốc độ dẫn đến báo cáo thống kê chưa chính xác.

Một khó khăn khác với các doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT của chúng tôi là buộc phải đầu tư máy chủ, đường truyền, nhân sự để thực hiện việc truyền dữ liệu về máy chủ trung tâm GSHT. Chi phí phát sinh thêm do việc truyền dữ liệu hiện chưa có quy định là bên nào sẽ chịu chi phí này.
Dữ liệu từ thiết bị GSHT có được dùng để xử phạt "nóng" của từng xe, từng lái xe hay chỉ để dùng để xử phạt "nguội" doanh nghiệp? Xử phạt thế nào, ai là người xử phạt?

Ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT:  Thiết bị GSHT được dùng để xử phạt nguội của từng lái xe, nhưng cũng có thể dùng để xử phạt doanh nghiệp. Bởi trong quy định pháp luật có nêu, nếu chủ doanh nghiệp để cho người lao động của mình vi phạm thì cũng liên đới trách nhiệm. Thông qua thiết bị GSHT, cơ quan quản lý sẽ biết được người lái xe có vi phạm hay không để từ đó có thể xử lý cá nhân lái xe và doanh nghiệp chủ quản.

Ông Nguyễn Văn Huyện - Chánh Thanh tra Bộ GTVT: Đến nay, chỉ có lực lượng Công an mới đủ quyền hạn pháp lý để xử phạt còn lực lượng TTGT chỉ xử lý vi phạm tại doanh nghiệp căn cứ theo các qui định về thông tin của hộp đen tại Nghị định quản lý vận tải (91, 93). Các thông tin này lấy từ máy tính tại các doanh nghiệp còn thông tin tại hiện trường, trên phương tiện là do CSGT, hoặc chỉ để cơ quan quản lý vận tải đối chứng khi doanh nghiệp có yêu cầu.

Hiện nay có 2 luồng ý kiến cho rằng sử dụng dữ liệu tích hợp thiết bị GSHT để phục vụ xử lý nóng và xử lý nguội các vi phạm giao thông, quan điểm của đơn vị cung cấp thiết bị GSHT thế nào?

Tạ Công Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Điện tử Vinh Hiển
Ông Tạ Công Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Điện tử Vinh Hiển

Ông Tạ Công Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Điện tử Vinh Hiển: Theo tôi, do dữ liệu tốc độ đo từ thiết bị GSHT có sai số và độ ổn định nhất định, vì vậy chắc chắn không thể sử dụng dữ liệu này để xử phạt nóng lái xe cũng như doanh nghiệp vận tải.

Tuy nhiên, có thể dùng dữ liệu thống kê trong một khoảng thời gian (VD: 1 tháng, 1 quý...) để xử lý doanh nghiệp vận tải nếu doanh nghiệp không có biện pháp cải thiện các vi phạm về tốc độ.
Dữ liệu từ thiết bị GSHT chỉ nên sử dụng để xử lý chứ không nên để xử phạt.
Thưa ông Nguyễn Hoàng Hiệp, là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về công tác ATGT và tổ chức phối hợp liên ngành các hoạt động bảo đảm trật tự ATGT, vậy Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá thế nào về việc phải tích hợp dữ liệu thiết bị GSHT? Ủy ban ATGT Quốc gia có chỉ đạo gì với các bộ, ngành thành viên của Ủy ban và lực lượng TTKS, xử lý vi phạm ATGT trong việc sử dụng kết quả dữ liệu thiết bị GSHT để góp phần giảm thiểu TNGT, nhất là TNGT đối với phương tiện kinh doanh  vận tải?

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia: Để thống nhất quan điểm về việc sử dụng thông tin từ dữ liệu hộp đen có nhiều chuyện phải bàn, nhưng có 1 chuyện đã thống nhất là thiết bị GSHT rất quan trọng, vừa hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý lái xe, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước quản lý hoạt động vận tải, đảm bảo trật tự ATGT. Tích hợp dữ liệu hộp đen rất quan trọng vì 3 mục tiêu: Một là, theo dõi được hoạt động của các phương tiện trong quá trình tham gia giao thông để có những điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời. Như chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước ngồi ở đây cũng biết có 1 xe nào chạy như xe “điên”, để yêu cầu lái xe giảm tốc độ, để báo với cơ quan CSGT, TTGT, ngăn chặn, từ đó ngăn chặn được 1 vụ TNGT nghiêm trọng. Thứ hai, thiết bị GSHT giúp các cơ quan có 1 trung tâm cơ sở dữ liệu chung, từ đó có cách quản lý, phối hợp chặt chẽ hơn để công tác vận tải, đảm bảo trật tự ATGT hiệu quả hơn. Thứ ba, trong xử lý vi phạm, nếu doanh nghiệp vi phạm có thể rút chấp thuận khai thác tuyến và phù hiệu chạy xe3 tháng, sau 3 tháng nếu khắc phục xong được cấp giấy phép.

Còn việc có dùng số liệu thiết bị GSHT để xử lý vi phạm hành chính hay không cần nhiều chuyện khác như: Cái thiết bị này phải qua đăng kiểm kiểm định; có quy định pháp luật cho phép CSGT sử dụng như 1 công cụ xử lý vi phạm như máy đo tốc độ, đo nồng độ cồn; thống nhất các phương thức trích xuất số liệu, số liệu báo về trung tâm...

Để nâng cao hiệu quả việc tích hợp dữ liệu doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT và đại diện Doanh nghiệp vận tải có kiến nghị, đề xuất gì?

Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô: Có thể giao nhiều cơ quan nghiên cứu nên phải hết sức công khai minh bạch. Tích hợp dữ liệu là đúng nhưng trích xuất những thông tin  gì? Chỉ có Tổng Cục Đường bộ và các cơ quan nhà nước mới được sử dụng dữ liệu. Các cơ quan khác nếu cần sẽ đến xin, chứ không nên để nhiều cơ quan quản lý dữ liệu này. Bộ sẽ là cơ quan quyết định việc máy chủ đặt ở đâu và cơ quan đó phải được Bộ GTVT giao. Vấn đề bảo mật thông tin cũng phải được lưu ý, đây là vấn đề quan trọng, phải có những cam kết để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Đỗ Quốc Phong - Chuyên viên Vụ Vận tải (Bộ GTVT):  Hiện nay việc giao cho đơn vị nào quản lý Trung tâm dữ liệu nào mà mới chỉ giao cho Tổng Cục đường bộ và Cty Vinh Hiển làm thí điểm, Văn phòng ủy ban và Trung tâm thông tin cũngđang  làm thí điểm nhằm đưa ra kết quả để quyết định giao cho đơn vị nào chủ trì và đặt tại đâu. Bộ sẽ giao cho đơn vị nào chính thức từ việc tổng hợp kết quả thí điểm của 3 đơn vị này cung cấp.

Ông Đào Thanh Anh - Chủ tịch Công ty Điện tử Bình Anh: Chúng tôi chỉ có một kiến nghị duy nhất là Bộ GTVT cần sớm ban hành Thông tư - quy chuẩn truyền dữ liệu từ máy chủ nhà cung cấp thiết bị GSHT, doanh nghiệp vận tải về trung tâm tích hợp dữ liệu thiết bị GSHT.

Ông Lê Anh Vũ - Phó Giám đốc Công ty VietMap: Thiết bị GSHT xuất phát điểm là thiết bị phục vụ quản lý hoạt động cho doanh nghiệp vận tải; nay chúng ta nâng lên thành một thiết bị hỗ trợ cho quan chức năng quản lý doanh nghiệp vận tải.


Về bản chất, thiết bị GSHT là thiết bị hỗ trợ giám sát chứ không phải thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông. Thiết bị hư hỏng không dẫn đến tai nạn giao thông hoặc việc vận hành phương tiện.


Cơ quan quản lý không nên quá kỳ vọng thiết bị này giải quyết được tất cả các khó khăn trong quản lý vận tải và công tác an toàn giao thông; hoặc cho rằng thiết bị có khả năng hoạt động liên tục, ổn định và không hư hỏng.


TS. Đặng Công Chiến - Giám đốc trung tâm thông tin Tổng Cục đường bộ VN: Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng thiết bị giám sát hành trình vào quản lý doanh nghiệp vận tải ở cấp nhà nước. Cho nên cơ quan chức năng nên rất thận trọng khi yêu cầu các chức năng của thiết bị cũng như đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Không phải ngẫu nhiên mà các nước phát triển, có công nghệ tiên tiến hơn chưa áp dụng.
xem thêm : dinh vi xe may, dinh vi oto, dinh vi xe hoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét