Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Bát nháo thị trường thiết bị giám sát hành trình

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra trên diện rộng các đơn vị sản xuất, cung ứng thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen) cũng như các đơn vị vận tải.

Trước sự bát nháo của thị trường cung cấp hộp đen, Thanh tra Bộ GTVT đã kiến nghị thu hồi giấy phép của 13/52 doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, cũng từ đợt thanh tra, kiểm tra này cho thấy công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Kiểm tra tính năng thiết bị giám sát hành trình trên xe khách.

Bát nháo thiết bị giám sát hành trình

Trong đợt thanh tra, kiểm tra vừa qua, Thanh tra Bộ GTVT đã phối hợp với Sở GTVT các địa phương kiểm tra 3 đơn vị thử nghiệm, đo lường và 52 đơn vị cung cấp hộp đen, cũng như hàng loạt DN kinh doanh vận tải. Thực tế kiểm tra tại các địa phương cho thấy, thị trường này đang rất "bát nháo". Khi kiểm tra nhiều xe tải, xe khách, mặc dù chạy quá tốc độ, nhưng hộp đen thay vì là một công cụ kiểm soát hữu hiệu các phương tiện vận tải, lại không trích xuất được dữ liệu.

Theo ông Thạch Như Sỹ, Phó chánh Thanh tra Bộ GTVT, Đoàn đã kiểm tra 52 DN. Hàng loạt gian lận của các DN này đã được phát hiện, từ việc khai báo nguồn gốc của thiết bị; không sản xuất, gia công thiết bị, linh kiện; thiếu phần cứng so với thiết bị mẫu được cấp giấy chứng nhận hợp quy. Phần mềm quản lý thiết bị chưa tổng hợp, lưu trữ được dữ liệu theo quy định; ghi dữ liệu vận tốc tức thời, tính lỗi vi phạm về tốc độ không đúng quy chuẩn; không in, lưu trữ được dữ liệu trên thiết bị theo quy chuẩn. Nhiều DN không có quy trình sản xuất lắp ráp, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc có nhưng không thực hiện đúng theo quy trình đã xây dựng; trang thiết bị phục vụ sản xuất lắp ráp hộp đen chưa được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định…

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Thanh tra Bộ đã xử lý, kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận hợp quy với 13 DN. Có thể nói, vi phạm chủ yếu tập trung ở nhiều đơn vị có quy mô nhỏ, không có đủ nhân lực, trang thiết bị, máy móc, mặt bằng phù hợp để phục vụ việc sản xuất, lắp ráp hộp đen và duy trì cung cấp dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh vận tải. Ngoài ra, Thanh tra Bộ GTVT cũng kiến nghị chấm dứt chỉ định hoạt động đo lường của Trung tâm Đo lường (Bộ Quốc phòng) do vi phạm trong hoạt động đo lường, thử nghiệm hộp đen.

Trích xuất thông tin từ hộp đen - phát hiện nhiều vi phạm
Nhiều thành viên đoàn thanh tra cũng như đại diện Sở GTVT các địa phương cho rằng, khâu thanh tra, kiểm tra này cần được triển khai thường xuyên và nên có các cuộc kiểm tra đột xuất. Từ việc kiểm tra này cho thấy, vận tải là một lĩnh vực đang phát triển "nóng", trong khi các văn bản quy phạm pháp luật lại chưa theo kịp và cần phải được điều chỉnh quy định cho phù hợp với tình hình mới.

Qua trích xuất thông tin trên các thiet bi dinh vi, đoàn kiểm tra phát hiện quá nhiều đơn vị có phương tiện chạy vượt tốc độ. Trong đó, số phương tiện vượt quá tốc độ 80km/h chiếm đến 80-90%. Đáng kể, có phương tiện có gần 1.000 lần vi phạm tốc độ chỉ trong vòng 1 tháng, với vận tốc phổ biến 120-130km/h. Rõ ràng, đây là một lỗi phổ biến, nhưng chế tài phạt "nguội" phương tiện qua hộp đen lại chưa có. Nếu được phạt "nguội", chắc chắn lỗi vi phạm tốc độ sẽ giảm đáng kể. Một số lĩnh vực khác đã áp dụng chế tài phạt "nguội" nhưng với hộp đen thì chưa bởi đây là vấn đề mới. Vì vậy, để bảo đảm an toàn giao thông, cần thiết phải có quy định phù hợp làm cơ sở cho phạt "nguội" từ hộp đen.

Các chuyên gia kiến nghị, Bộ GTVT cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như xây dựng một kho dữ liệu về giới hạn vận tốc cho phép, dữ liệu này luôn thay đổi cho từng đoạn đường. Khi đi qua các đoạn đường có quy định vận tốc, hay các làn đường có quy định vận tốc khác nhau, các thiết bị giám sát hành trình phải tự động cập nhật để cảnh báo tốc độ cho tài xế. Đồng thời, thiết bị GPS phải có chức năng chụp ảnh, chụp số xe, định vị vị trí xe để truyền về trung tâm điều hành. Trung tâm điều hành lập tức thông báo cho cảnh sát giao thông khu vực đó để chủ động ra lệnh dừng xe đã vi phạm an toàn giao thông. Qua đó, cảnh sát giao thông có thể cảnh báo tốc độ, nhắc nhở tài xế không được vượt quá tốc độ, nếu không sẽ bị xử phạt nghiêm minh. Có như vậy, hộp đen mới thực sự có giá trị và các DN vận tải không còn lắp chỉ để đối phó. Các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị nếu không đủ khả năng cũng sẽ tự bị đào thải.
13 DN bị kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận hợp quy gồm các Công ty CP: Công nghệ thông tin C.S.S.E, Viễn thông TÍT, Sản xuất Thương mại T.H.V, Định vị Việt, Thương mại và dịch vụ Xuân Phi, Viễn thông Vạn Xuân, Đầu tư phát triển công nghệ Sao Việt, Thiết bị và công nghệ tự động Tân Á Châu, Liên danh sản xuất lắp ráp thiết bị giám sát hành trình (Công ty CP GPS Track Việt Nam và Công ty CP Phát triển công nghệ Hà An), Thương mại và xuất nhập khẩu Thủy Thành, Định vị Nhật An, BYNS, Công nghệ Việt Hồng.
dinh vi xe may, thiet bi dinh vi xe may

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét